Nệm Cao Su Có Thấm Nước Không Và Cách Xử Lí Nệm Bị Ướt

Nệm cao su hiện nay được ưa chuộng sử dụng ở nhiều gia đình. Bởi sản phẩm an toàn cho sức khỏe người sử dụng, có độ đàn hồi tốt và độ bền cao. Tuy nhiên trong khi dùng sẽ khó tránh khỏi việc bị thấm nước. Một số ý kiến cho rằng do kết cấu đặc nên hoàn toàn không xảy ra tình trạng này. Vậy muốn biết thực hư nệm cao su có thấm nước không và lựa chọn giá giặt nệm chất lượng ở đâu? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

 

NỆM CAO SU CÓ THẤM NƯỚC KHÔNG?

Theo nguồn ý kiến chia sẻ từ một số người nệm cao su không hề thấm nước vì kết cấu đặc. Tuy nhiên điều này là quan điểm sai lầm bởi sản phẩm hoàn toàn không tránh khỏi được tình trạng thấm nước. Dù là loại nệm cao su thiên nhiên hay tổng hợp đi chăng nữa thì bề mặt vẫn có số lượng lớn lỗ thoát khí để đảm bảo độ thông thoáng.

Chính vì thế khi nước bị đổ ra nệm sẽ lập tức thấm xuống. Chỉ có điều tốc độ nước thấm không nhanh như loại nệm bông ép hay lò xo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình sử dụng nệm.

 

Nệm cao su có thấm nước không - Nệm cao su hoàn toàn có thể bị thấm nước vào bên trong
Nệm cao su có thấm nước không – Nệm cao su hoàn toàn có thể bị thấm nước vào bên trong

KHI NỆM CAO SU BỊ ƯỚT SẼ GÂY HẬU QUẢ GÌ?

Như đã giải đáp ở trên nệm cao su hoàn toàn có thể bị thấm nước. Điều này gây nên một số các hệ lụy ảnh hưởng tới nệm và sức khỏe con người như sau:

Dễ phát sinh ra nấm mốc, vi khuẩn

Khi không xử lý kịp thời khi nệm cao su bị ngấm nước sẽ khiến cho nước nhanh chóng vào trong. Từ đó nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển. Điều này gây nên mùi hôi khó chịu và khi sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguy cơ gây bệnh

Như đã nói vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, phát triển trong nệm khi chúng ta sử dụng lâu ngày sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe. Đồng thời, lượng hơi ẩm tồn đọng sót lại ở trên thoát ra và làm ảnh hưởng không nhỏ tới hệ hô hấp cũng như tăng nguy cơ dị ứng da.

Giảm độ bền của nệm

Có thể thấy khi không may đánh đổ nước vào nệm cao su nó sẽ thấm sâu xuống và chỉ khô ở bề mặt trên. Khi quá trình này xảy ra sẽ khiến cho phần cấu thành bên trong của nệm trở nên xốp và mềm hơn. Sản phẩm về sau sẽ nhanh hư hỏng và độ bền giảm. Điều này sẽ khiến bạn phải tốn kém chi phí thay mới chỉ sau thời gian ngắn sử dụng.

 

Độ bền của nệm sẽ bị ảnh hưởng khi không xử trí vết ướt kịp thời
Độ bền của nệm sẽ bị ảnh hưởng khi không xử trí vết ướt kịp thời

CÁC BƯỚC XỬ LÝ KHI NỆM CAO SU BỊ ƯỚT HIỆU QUẢ

Việc nệm cao su có thấm nước không? Và bị ướt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người cũng như tuổi thọ cho sản phẩm như thế nào?. Bạn cần phải nắm được các bước xử lý hiệu quả được Alo Vệ Sinh chia sẻ sau đây:

Bước 1: Vệ sinh ga trải giường

Ngay sau khi gặp phải tình trạng nước đổ vào đệm hay trẻ tè dầm bạn cần nhanh chóng tháo bỏ lớp ga. Cha mẹ nên chú ý thực hiện thao tác nhanh chóng để hạn chế tình trạng nước bị thấm sâu.

Bước 2: Sử dụng khăn khô hoặc khăn giấy để thấm

Muốn thấm bớt lượng nước trên nệm bạn có thể sử dụng khăn khô hay khăn giấy để thấm vào. Mọi người thực hiện động tác ấn nhẹ xuống để nước thấm ngược vào trong khăn. Bạn cứ thực hiện như vậy để lượng nước ngấm vào nhanh. Tuy nhiên chị em cần lưu ý bỏ chiếc khăn đi khi nhận thấy đã đủ ướt và thay mới. Bởi điều này sẽ tránh tình trạng ngấm ngược nước vào bên trong vô tác dụng.

 

Bạn hãy sử dụng khăn khô để thấm vào vị trí bị đổ nước
Bạn hãy sử dụng khăn khô để thấm vào vị trí bị đổ nước

Bước 3: Rắc phấn rôm hoặc bột baking soda lên vị trí ướt

Bạn có thể xử trí vùng đệm bị ướt bằng việc rắc phấn rôm hay baking soda lên vị trí bị ướt. Hoạt chất có tròn đó sẽ có tác dụng hút ẩm đặc biệt tốt. Chỉ sau khoản thời gian 20 đến 30 phút sử dụng mọi người sẽ thấy công hiệu.

Bước 4: Dùng máy hút bụi hút hết bột trên đệm

Sau khoảng thời gian 20 đến 30 phút rắc bột để hút ẩm bạn hãy sử dụng máy hút bụi để hút hết lượng bột mình rắc trên nệm. Mọi người đừng nên sử dụng tay vì sẽ khi phủi sẽ khiến cho nó len lỏi vào các lỗ thoát khí. Chúng ta cũng không dùng máy sấy tóc hay hút nóng vì mức nhiệt sẽ khiến sản phẩm bị hư hại.

Bước 5: Phơi nệm

Cuối cùng, bạn hãy thực hiện quá trình xử lý khu vực ướt trên nệm bằng cách mang đi phơi. Người sử dụng nên chú ý không được để nệm ở vị trí có ánh nắng trực tiếp chiếu vào mà hãy đặt ở nơi thông thoáng để cho nó nhanh khô. Bởi thực tế chất liệu cao su không chịu được tia cực tím.

 

Phơi đệm ở vị trí thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào
Phơi đệm ở vị trí thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào

Kết luận:

Nội dung trên đây đã giải đáp rõ ràng thắc mắc nệm cao su có thấm nước không cho quý độc giả đang quan tâm. Đồng thời chúng tôi cũng gửi đến bạn các bước để xử trí khi gặp phải tình trạng sản phẩm bị dính ướt. Ngoài ra, mọi người có thể liên hệ đến dịch vụ vệ sinh của Alo Vệ Sinh để đảm bảo sản phẩm sử dụng lâu bền và toan toàn cho sức khỏe.

 

Mời bạn xem thêm:

 

ALO VỆ SINH RẤT VINH HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH!

  • Alo Vệ Sinh: 728/9 Trần Hưng Đạo, Phường 02, Quận 5, TPHCM
  • Hotline: 0923.181.353
  • Email: alovesinh@gmail.com
  • Zalo: https://zalo.me/0923181353
  • Facebook: https://fb.com/congtyalovesinh
  • Youtube: https://www.youtube.com/alovesinh

 

Zalo Alo Vệ Sinh
Facebook Alo Vệ Sinh

0981 357 035

Liên hệ Alo Vệ Sinh